Bán đảo Thủ Thiêm nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và được xác định là khu trung tâm tài chính kinh tế quan trọng nhất của thành phố trong tương lai. Thủ Thiêm nằm đối diện trung tâm hành chính kinh tế quận 1 qua sông Sài Gòn cũng như cách 5 phút lái xe từ đây qua đường hầm Thủ Thiêm. Ngoài ra, từ Thủ Thiêm có thể dễ dàng tiếp cận trung tâm thành phố và các khu vực khác thông qua cầu Thủ Thiêm 1 nối
Thủ Thiêm với quận Bình Thạnh. Nằm cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 10km, Thủ Thiêm nằm trong khoảng cách rất thuận tiện và dễ dàng kết nối.

Thủ Thiêm, khu trung tâm tài chính và khu đô thị mới của Thành phố Hồ Chí Minh được xem là dự án đô thị phức hợp lớn nhất Đông Nam Á trong những năm tới. Một khi hoàn thành, Thủ Thiêm sẽ góp phần nâng tầm Thành phố Hồ Chí Minh trở thành siêu đô thị hiện đại bậc nhất, sánh ngang với các khu vực lân cận như Thượng Hải, Manila, Bangkok và Jakarta.
Quy hoạch sử dụng đất | Diện tích đất (ha) | % |
Diện tích khu đất có thể phát triển | 215.8 | 32.90% |
Công viên công cộng | 113.9 | 17.30% |
Khu ngập nước | 103.9 | 15.80% |
Giao thông | 159.5 | 24.30% |
Mặt nước | 63.8 | 9.70% |
Tổng diện tích đất | 657 | 100% |
Thành phần diện tích có thể phát triển | Diện tích đất (ha) | % |
Nhà ở | 88.5 | 41% |
Thương mại | 72.8 | 33.70% |
Cơ sở hạ tầng khác | 54.50% | 25.30% |
Diện tích có thể phát triển | 251.8 | 100% |
Chỉ tiêu quy hoạch chính | Diện tích / số lượng | Đơn vị |
Số lô đất | 176 | Lô |
Tổng diện tích (GFA trên mặt đất) | 7,563,750 | m2 |
Tổng diện tích sàn (GFA dưới mặt đất) | 2,220,739 | m2 |
Diện tích sàn nhà ở thuần (NFA nhà ở) | 2,540,588 | m2 |
Diện tích sàn thương mại thuần (NFA thương mại) | 2,665,997 | m2 |
Hệ số sử dụng đất (Net FAR) | 3,5 | |
Số lượng căn hộ ở | 20,426 | Căn |
Dân số cư trú | 145,393 | người |
Số người làm việc | 217,470 | Người |
Số lượng căn hộ dịch vụ | 573 | Căn |
Dân số ở căn hộ dịch vụ | 1,719 | Người |
- 13.5% trên tổng diện tích đất có chức năng nhà ở
- 11% trên tổng diện tích đất có chức năng thương mại
- 24% trên tổng diện tích đất dành cho giao thông
- 43% trên tổng diện tích đất dành cho cảnh quan tự nhiên và mặt nước
- 9% tổng diện tích đất còn lại dành cho các công trình hành chính, công cộng,….
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được chia thành 8 phân khu chính, còn được gọi là “khu chức năng”. Mỗi khu chức năng được đặc trưng bởi sự kết hợp khác nhau của chức năng sử dụng đất cũng như kiến trúc cảnh quan và các công trình trọng điểm.

Khu phố Đặc điểm chính | Công trình trọng điểm |
#1 – Trung tâm hành chính đa chức năng – mật độ cao | Trung tâm hội nghị – triển lãm Quảng trường trung tâm Nhà hát giao hưởng Trung tâm thông tin quy hoạch |
#2 – Khu phức hợp mật độ cao | Khu phức hợp tháp quan sát Nhà thi đấu, sân vận động Cơ quan hành chính địa phương |
#3 – Dân cư đa chức năng | Bảo tàng Thủ Thiêm |
#4 – Dân cư đa chức năng – Thương mại – mật độ cao – Dân cư mật độ thấp và công trình công cộng | Trung tâm sinh hoạt cộng đồng Cơ quan hành chính địa phương Trạm xăng |
#5 – Công trình công cộng, – Dân cư – mật độ thấp | Cung thiếu nhi Cơ quan hành chính đô thị Trung tâm sinh hoạt cộng đồng Cơ quan hành chính địa phương |
#6 – Công viên phần mềm – Dân cư đa chức năng – mật độ thấp – Thương mại đa chức năng | Bệnh viện quốc tế Trung tâm sinh hoạt cộng đồng |
#7 – Phức hợp bến du thuyền – Dân cư hỗn hợp, mật đồ vừa và cao | Khu khách sạn nghỉ dưỡng đô thị Khu phức hợp bến du thuyền |
# 8 – Khu cảnh quan rừng ngập mặn – Nạo vét và làm sạch đường sông | Khách sạn nghỉ dưỡng vùng châu thổ phía nam, công viên nước Viện nghiên cứu vùng châu thổ phía nam |
Với quy hoạch tổng thể rõ ràng, phần lớn quỹ đất được giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng hiện đại và nằm cạnh khu trung tâm hành chính kinh tế hiện hữu quận 1, Thủ Thiêm chắc chắn sẽ trở thành một khu đô thị hiện đại bậc nhất của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những khu vực rất cần thiế”t cho sự phát triển chung của thành phố
Thủ Thiêm – một khu đô thị phức hợp, hiện đại
Thủ Thiêm được thiết kế để trở thành một khu đô thị phức hợp kiểu mới, kết hợp giữa khu dân cư và thương mại. Trong tổng số diện tích đất có thể phát triển, 41 phần trăm được dành cho phát triển nhà ở. Về diện tích sàn trên mặt đất (không bao gồm khu tái định cư ở khu phố số 7), tỷ lệ dành cho chức năng nhà ở và chức năng thương mại khá tương đương, khoảng 49% và 51%.
Do vị trí nằm cạnh khu trung tâm hành chính kinh tế hiện hữu, khu lõi bao gồm phân khu chức năng số 1, 2a, 2b và 2c được quy hoạch trở thành một trung tâm tài chính mới của thành phố. Bằng cách kết hợp khái niệm “Sống – Làm việc – Vui chơi”, chính quyền thành phố muốn giảm bớt lưu thông và giảm mức độ ô nhiễm từ giao thông trong nội thành cũng như tạo ra một môi trường sống và làm việc sôi động tại đây.
Quy hoạch Sasaki cho Thủ Thiêm bao gồm các yếu tố khác nhau của cảnh quan tự nhiên, liên kết với các khu vực hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh cùng với một nền tảng phát triển đô thị linh hoạt. Các công viên xanh và không gian mở chiếm tỷ trọng lớn trong quy hoạch toàn bán đảo, nhờ đó làm tăng giá trị của Thủ Thiêm so với khu trung tâm hành chính kinh tế hiện tại.
Tuy nhiên, điều kiện đất yếu ở Thủ Thiêm vẫn là một trong những mối quan tâm chính của các nhà đầu tư vì đòi hỏi đầu tư lớn trong việc xây dựng kết cấu nền móng.
Việc sắp xếp cẩn thận các tòa nhà cùng với sự cân nhắc tỉ mỉ đối với mật độ đô thị sẽ kiến tạo một cảnh quan ngoạn mục cho đường chân trời Thủ Thiêm. Đây sẽ là tặng phẩm thú vị cho cư dân thành phố và góp phần nâng cao trải nghiệm sống cho người dân ở Thủ Thiêm.
Hình thức giao đất
Khoảng 71 phần trăm số lô đất (chiếm 67 phần trăm tổng diện tích có thể phát triển và 81 phần trăm tổng diện tích sàn) tại Thủ Thiêm đã được chính thức phê duyệt
Cách thức phổ biến nhất để tiếp cận quỹ đất tại Thủ Thiêm từ Chính phủ là thông qua hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT), các lô đất được cấp cho các nhà đầu tư để đổi lấy việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới. 45 phần trăm tổng diện tích có thể phát triển đã được chính thức phê duyệt thông qua hợp đồng BT. Trong đó Đại Quang Minh (ĐQM), nhà đầu tư tiên phong vào Thủ Thiêm, với một loạt những dự án lớn đang triển khai cả về hạ tầng lẫn khu dân cư thông qua hình thức BT. Về đầu tư hạ tầng, ĐQM sẽ chịu trách nhiệm xây dựng 4 tuyến đường chính (đại lộ vòng cung, đường ven hồ trung tâm, đường ven sông Sài Gòn và đường châu thổ qua khu lâm viên sinh thái phía nam, cầu Thủ Thiêm 2 và cầu đi bộ). Dự án đầu tư xây dựng quảng trường trung tâm (quy mô khoảng 20ha) và công viên bờ sông (khoảng 9ha) hiện đang được nhà đầu tư triển khai lập đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1:500.
Tương tự, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TP.HCM (CII) đã được nhận khoảng 90.000 m2 đất sử dụng ổn định lâu dài (để xây dựng nhà ở) và 6.000 m2 đất sử dụng 50 năm (để xây dựng văn phòng cho thuê), trả tiền thuê đất một lần cho toàn thời gian thuê. Đổi lại, CII sẽ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt cũng đã được UBND cho phép nghiên cứu đề án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối khu đô thị Thủ Thiêm và đường Nguyễn Văn Linh, quận 7.
Ngoài ra, có thể tiếp cận quỹ đất Thủ Thiêm thông qua hình thức đấu thầu. Năm 2011, chính quyền thành phố bắt đầu đấu thầu các lô đất đầu tiên. Tính đến năm 2016, 10 phần trăm diện tích có thể phát triển đã được chuyển giao thông qua quá trình đấu thầu cho các tập đoàn khác nhau, chủ yếu là các nhà đầu tư quy mô lớn.
Theo thông báo từ Ban quản lý Thủ Thiêm, 16 phần trăm trong tổng diện tích có thể phát triển sẽ được mời thầu trong thời gian tới đây, đáng chú ý nhất trong kế hoạch mời thầu này là 5 lô trong khu chức năng số 2a.
Nguồn: Nghiên cứu JLL